Nhiều người mới tìm hiểu về thiết bị nhà thông minh Tuya sẽ bở ngỡ ngay lần đầu tiên khi nhìn thấy có rất nhiều thiết bị trung tâm. Nhưng rất ít bài viết cho tiết về nó, vì thế chúng tôi sẽ đi chuyên sâu về các thiết bị này để giúp quý khách hàng của mình hiểu rỏ ràng và lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

CÁC KẾT NỐI TRONG HỆ SINH THÁI NHÀ THÔNG MINH TUYA

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chuần kết nối giúp các thiết bị có thể giao tiếp được với nhau như: Lan, Wifi, Zigbee, Z-wave, Bluetooth, IR, RF… Đối với 3 chuẩn kết nối Lan, Wifi, Bluetooth thì quý khách đã quen thuộc vì hầu hết các thiết bị: máy tính, điện thoại, Tivi Smart…đều được tích hợp 2 chuần này.

CHUẨN KẾT NỐI ZIGBEE LÀ GÌ ?

Zigbee La Gi

Chuần kết nối Zigbee ra đời vào năm 2002, nó được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn 802.15.4 sử dụng sóng tần số ngắn giúp tiết kiệm điện năng hơn và kết nối nhiều thiết bị trong một Node trên một hệ thống mạng nhiều hơn (lên đến 450 thiết bị cùng lúc).

ZigBee là một tiêu chuẩn toàn cầu tạo ra một hệ sinh thái cho thế giới Internet of Things (IoT). Nó cho phép các đối tượng làm việc cùng nhau và phối hợp với nhau theo cách đơn giản hơn và thông minh hơn. ZigBee được sinh ra để nâng cấp mức độ tiện nghi và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Chuan ket noi Zigbee

Các thiết bị sử dụng sóng Zigbee được quản lý bởi một thiết bị trung tâm hay còn gọi là Hub Gateway Zigbee. Nó giúp các thiết bị này có thể kết nối mạng wifi để đi ra ngoài môi trường Internet. Còn tùy theo mỗi loại thiết bị trung tâm Zigbee được thiết kế để thực hiện thêm những chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Từ góc độ kỹ thuật, điểm mạnh cốt lõi của ZigBee là: sử dụng năng lượng rất thấp, khả năng tạo cấu trúc liên kết lưới không dây lớn, chi phí và độ phức tạp thấp đã làm cho ZigBee trở thành một sự phù hợp vững chắc cho việc tự động hóa gia đình, quản lý hệ thống tòa nhà…

CHUẨN KẾT NỐI Z-WAVE LÀ GÌ ?

Z-wave la gi

Z-Wave là giao thức truyền dữ liệu không dây được phát triển vào năm 1999 bởi công ty Zensys có trụ sở tại Copenhagen Đan Mạch. 7 năm sau, Sigma Designs đã mua độc quyền công nghệ này.

Cũng giống như Zigbee, Z-Wave sử dụng sóng vô tuyến năng lượng thấp để giao tiếp cho nên tiêu tốn điện năng ít hơn so với wifi và phạm vi phủ sóng rộng hơn Bluetooth

Chuan ket noi Z-wave

Trước đây Zigbee được sử dụng chủ yếu để kết nối các thiết bị thắp sáng tự động, tiện ích sưởi…Nhưng nhờ ưu điểm tính bảo mật cao, tiêu tốn năng lượng thấp…Cho nên hiện nay được ứng dụng vào các thiết bị điện thông minh, ứng dụng cho quân đội, ngân hàng…

* Các điểm nổi bậc của sóng Zigbee:

  • Cấu trúc mạng lưới (Mesh Architecture): Mỗi thiết bị được gọi là Nút và liên kết với bộ trung tâm từ đây có thể điều khiển bằng điện thoại, máy tính.
  • Mạng lưới (Netword): có khả năng kết nối 232 thiết bị cùng một lúc, hệ thống sẽ tự động tìm kiếm và định tuyến con đường truyền dữ liệu hiệu quả nhất.
  • Bảo mậy cao (Securriry): Sử dụng chuẩn mã hóa AES-128 giúp hệ thống cực kỳ an toàn trước các tấn công từ phía bên ngoài.
  • Trạm phát sóng công suất thấp (Lơ-Power Radis): Chip Z-wara rất nhỏ nhưng có thể gửi tín hiệu ra phạm vi rộng lớn để giao tiếp giữa các thiết bị.

CHUẨN KẾT NỐI BLUETOOTH LÀ GÌ ?

bluetooth la gi

Bluetooth là công nghệ kết nối & truyền tải dữ liệu không dây khoảng cách ngắn và xây dựng mạng khu vực cá nhân (PAN), nó sử dụng sóng vô tuyến UHF trong băng tần ISM, từ 2,402 GHz đến 2,48 GHz. Tên “Bluetooth” được đề xuất vào năm 1989 bởi Jim Kardach của Intel, một trong những người sáng lập tập đoàn công nghệ Bluetooth SIG.

Đến năm 1997 công ngày mới được công chúng quan tâm nhiều hơn nhờ vào dự án của hãng điện thoại Sony Ericsson & hãng máy tính IBM mà trong đó Adalio Sanchez, là trưởng bộ phận R & D sản phẩm ThinkPad của IBM, đã tiếp cận Nils Rydbeck về việc hợp tác tích hợp điện thoại di động vào máy tính xách tay ThinkPad.

Chuan ket noi Bluetooth

Bluetooth sử dụng một công nghệ vô tuyến được gọi là trải phổ nhảy tần. Bluetooth chia dữ liệu đã truyền thành các gói và truyền từng gói trên một trong 79 kênh Bluetooth được chỉ định. Mỗi kênh có băng thông 1 MHz. Nó thường thực hiện 1600 bước nhảy mỗi giây, với tính năng nhảy tần thích ứng (AFH) được bật. Bluetooth Low Energy sử dụng khoảng cách 2 MHz, có thể chứa 40 kênh.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường bắt gặp chuẩn kết nối Bluetooth này nhất, chẳng hạng như giữa điện thoại với điện thoại / loa / tay nghe. Nhưng nhờ các ưu điểm: khả năng tương thích các thiết bị cao, không gây nhiễu tín hiệu & tính bảo mật cao cho nên được ứng dụng trong y tế, tự động & SmartHome.

WIFI vs Z-WAVE vs ZIGBEE vs BLUETOOTH

Wifi, Zigbee, Z-wave, Bluetooth

Mỗi chuẩn kết nối sẽ có những ưu điểm và nhược điểm của từng loại, chính vì thế tùy theo từng loại thiết bị phục vụ cho mục đích gì thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn chuẩn kết nối phù hợp nhất. Dưới đây là bảng so sánh giữa các chuẩn sẽ giúp quý khách có một cái nhìn khách quan và dễ hiểu nhất.

Chuần Wifi Zigbee Z-wave Bluetooth
IEE spec… 802.11a/b/g 802.15.4 802.15.4 802.15.1
Băng tần 2.4Ghz; 5Ghz 68/915 Mhz; 2.4Ghz 800-900 MHz; 2.4GHz 2.4Ghz
Tốc độ truyền 54Mb/s 250kb/s 40kb/s 1Mb/s
Khoảng cách 100m 10-100m 30-65m 10m
TX Power 15 -20 dBm (-25) – 0 dBm 700-800 dBm 0-10 dBm
Băng thông 22 Mhz 0.3/0.6 Mhz; 2Mhz 908 Mhz 1 Mhz
Số Node 2007 > 6500 232 8
Mã hóa 32-bit CRC 16-bit CRC 128-bit AES 16-bit CRCb

BỘ TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN IR, RF LÀ GÌ ?

IR ( Infrared ) hay còn gọi là sóng hồng ngoại nó sử dụng tần số 430 THz – 300 GHz và có bước sóng gần từ 760 nm – 1 mm. Các thiết bị mà chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất đó là Remote điều khiển: Tivi, máy quạy, máy điều hòa….

Tuya S06 Pro-Detail 1

Vậy bộ trung tâm điều khiển IR sẽ giúp các thiết bị điện không thông minh như: Tivi, điều hòa, máy quạt, công tắc…có thể vào chung hệ sinh thái Tuya bằng cách tự học lệnh điều khiển trên những thiết bị Remote sử dụng sóng hồng ngoại này,

Tuya IR, RF IRF1-1

RF (Radio Frequency) hay còn có tên gọi khách đó là tần số vô tuyến và được chia thành nhiều tần số từ rất thấp cho đến rất cao như ELF, VF, VLF, LF, MF, HF, VHF, UHF, SHF, EHF. Tần số này được ứng dụng mà chúng ta thường gặp là máy : Radio, bộ đàm tần số ngắn hay bộ đàm vệ tinh.

Song RF

RF là tầng số có hoạt động với phạm vi rộng lớn lên đến 3Khz đến 300 Ghz và có tính bảo mật cao nên thường được tích hoặc trên các thiết bị quân sự